Khoảng 400 phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bị thất lạc. Bốn cán bộ liên quan tới vụ việc bị kỷ luật, UBND thành phố yêu cầu công an điều tra.
Người dân thị xã Sơn Tây những ngày gần đây xôn xao bởi thông tin hàng trăm phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bị thất lạc. Theo ông Chu Quang Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã Sơn Tây, vụ mất phôi sổ đỏ được phát hiện từ năm 2011. Vụ việc được báo cáo lên UBND thành phố và do Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh chỉ đạo giải quyết. Do số lượng phôi bị mất lớn, lãnh đạo thành phố đã giao cơ quan công an vào cuộc điều tra.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Vũ Văn Hậu, quy trình tiếp nhận, quản lý phôi giấy chứng nhận đã được Sở hướng dẫn chi tiết. Phôi bị thất lạc là do Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Sơn Tây làm không đúng quy trình. Để giải quyết vụ việc, Sở yêu cầu Sơn Tây phải làm rõ số lượng, báo cáo cụ thể, để có cơ sở làm rõ trách nhiệm liên quan trước khi xử lý theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV chiều 2/3, ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, Tổng cục đã nhận được thông tin về chuyện mất phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thị xã Sơn Tây và đang yêu cầu Hà Nội báo cáo. "Cần xác minh rõ nguyên nhân vụ việc, thậm chí phải làm rõ việc mất phôi này có phải do cán bộ tuồn ra để làm giấy chứng nhận giả hay không", ông Lịch nói.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Nhà nước thị xã Sơn Tây, số lượng phôi sổ đỏ bị thất lạc là khoảng 400. Bốn cán bộ liên quan tới vụ việc đã bị kỷ luật (trong đó có 3 người là đảng viên bị kỷ luật về Đảng).
Theo giới kinh doanh nhà đất, chỉ với số lượng vài chục phôi "bốc hơi" đã là sự việc rất nghiêm trọng bởi nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn. Mỗi phôi sổ đỏ đều có số series ngay ngoài trang bìa. Nếu các phôi thật này bị tuồn ra bên ngoài thì hoàn toàn có thể bị sử dụng làm "sổ đỏ" giả để mang đi lừa đảo, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân.
Gần đây nhất là vụ cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phúc Yên Nguyễn Quốc Hưng cùng vợ đã làm giả nhiều sổ đỏ mang dấu và chữ ký giả của lãnh đạo huyện Hoài Đức (Hà Nội) lừa bán 15 mảnh đất, chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng. Tương tự, Lê Bá Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) đã lấy trộm gần 30 phôi giấy chứng nhận, chế thành sổ đỏ giả và thế chấp vay tiền ngân hàng với tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng.
(Theo VnExpress)
Bài viết liên quan
Sửa đổi Luật Đất đai: Xóa bỏ cơ chế hai thị trường
Theo Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng, việc...
Th3
Phanh phui 5 đại gia bất động sản nợ thuế
Tổng Cục thuế Hà Nội vừa công khai danh sách hàng loạt các doanh nghiệp...
Th3
Nhiều “đại gia” BĐS kêu oan khi bị ngành thuế phanh phui nợ nần
Nhiều doanh nghiệp BĐ sau khi tiếp những thông tin báo cáo lỗ trong hoạt...
Th11
Những giao dịch nhà đất có nguy cơ không được cấp sổ đỏ
Những dạng nhà không được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật thì...
Th10
Lãi suất giảm, thị trường bất động sản vẫn im lìm
Hơn một tháng kể từ khi các ngân hàng tung các gói cho vay lãi...
Th10
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc cấp đất tại một số dự án lớn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị nhằm chấn chỉnh việc cấp giấy...
Th8