Lễ mít tinh quốc gia Ngày Môi trường thế giới và Năm quốc tế về rừng 2011: Việt Nam hướng tới phát triển nền kinh tế xanh

Sáng 5/6, Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Năm quốc tế về Rừng 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bắc Kạn phối hợp đã được long trọng tổ chức tại Thị xã Bắc Kạn – Địa Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT, các Sở, ban, ngành đoàn thể, lãnh đạo các huyện, thị xã thuộc tỉnh Bắc Kạn cùng đông đảo nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã tới dự buổi Lễ mít tinh trọng thể này.

Gần 40 năm, Ngày Môi trường thế giới 5/6 đã trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với sự tham gia hưởng ứng của hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: “Thế giới cũng đang phải đối mặt với một thực tế hết sức đáng quan ngại, đó là vấn đề biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiếu tính bền vững, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng không nằm ngoài thực tế đáng quan ngại đó. Một trong những nguyên nhân chính đó là nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo tính toán, mỗi năm trên toàn cầu đã bị mất đi khoảng 2,5 – 4,5 nghìn tỷ USD do nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhiều hơn thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra cách đây một vài năm”

Với chủ đề “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”, Ngày Môi trường thế giới năm nay đặc biệt quan tâm tới vị trí, vai trò của rừng đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cảnh báo về tình trạng phá rừng bừa bãi và nguy cơ suy thoái rừng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra. Con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường từ thiên nhiên nếu ngay từ bây giờ không có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ông Hoàng Ngọc Đường chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại lễ mít tinh

Phát biểu tại Lễ mít tinh, ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: Để bảo vệ và phát triển được rừng, rất cần một quyết tâm chính trị cao của toàn xã hội, có quy hoạch rõ ràng đất đai cho phát triển rừng và quản lý chặt chẽ quy hoạch đó. “Bảo vệ rừng phải trên cơ sở nhận thức và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ cương xã hội; bảo vệ rừng trước hết là trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở và của cộng đồng dân cư ở nhưng nơi có rừng hay không gần rừng” – Thứ trưởng Hứa Đức Nhị nhấn mạnh.

Bô trưởng Phạm Khôi Nguyên và Bí thư tỉnh Uỷ Bắc Kạn Nguyễn Xuân Cường gắn biển cho công trình trong rừng

của Đoàn thanh niên Bắc Kạn.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước.Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trương, Luật Đa dạng sinh học đã cho thấy vai trò hết sức quan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường từ Trung ương tới địa phương được tăng cường. Ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng cao. Nhiều vụ việc lớn, nhiều vấn đề môi trường bức xúc, kéo dài được giải quyết dứt điểm, tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển kinh tế – xã hội đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Đã xuất hiện một số mô hình đô thị xanh, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất xanh, mô hình kinh tế sinh thái và bước đầu đã phát huy được những hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, cùng với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ còn gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới tư duy, đổi mới cách làm với những giải pháp mang tính đột phá. Phù hợp với xu thế chung của thế giới, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cung như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Đó cũng chính là lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon tại Diễn đàn kinh tế ở Davos, Thụy Sỹ vừa qua, khi ông cho rằng: "Một nền kinh tế xanh là yếu tố quyết định cho một tương lai bền vững”, đồng thời, cảnh báo sự tiêu dùng lãng phí tài nguyên trong thế kỷ qua chính là “bản hiệp ước tự sát toàn cầu”.

Bô trưởng Phạm Khôi Nguyên và Bí thư tỉnh Uỷ Bắc Kạn Nguyễn Xuân Cường tham gia trồng rừng.

Bô trưởng Phạm Khôi Nguyên và Bí thư tỉnh Uỷ Bắc Kạn Nguyễn Xuân Cường tham gia trồng cây.

 Tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến đã trao Giấy chứng nhận Hồ Ba Bể là Khu Ramsa thứ 1938 của thế giới và là khu Ramsa thứ 3 của Việt Nam cho ông Nông Thế Diễn, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể.

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đã trao Giấy chứng nhận khu Ramsa Hồ Ba Bể

Sau lễ mít tinh, các đại biểu đã tham gia chương trình trồng cây dọc theo tuyến đường Thanh Niên và vui mừng chứng kiến lễ cắm biển công trình thanh niên trồng rừng của Tỉnh đoàn Bắc Kạn tại khu vực tổ 11 phường Sông Cầu.

Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển tham gia  trồng cây

Đoàn diễu hành nhân ngày môi trường thế giới 5/6.

Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây

"Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước thành viên chống lại nạn buôn bán trái phép lâm sản. Ở Việt Nam, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong việc thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và nâng cao năng lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Năm 2010 Liên Hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và xây dựng các chính sách và chương trình triển khai thực hiện REDD+ . Trong bối cảnh đó, một nghiên cứu về Hệ thống Phân phối Lợi ích do Chương trình REDD của Liên Hợp Quốc tài trợ, đã cung cấp các lựa chọn chính sách cho phép phân phối lợi ích công bằng hơn, đền bù cho người dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng, góp phần hiệu quả cho việc giảm phát thải khí nhà kính do nạn phá rừng và suy thoái rừng”.
(Phát biểu của ông Patrick Gilabert, Đại diện của Liên Hợp Quốc tại VN)

 Nguồn tin:http://www.monre.gov.vn

 

panen77

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.